History of Saint Anthony Parish
St. Anthony Parish was established in 1886 to serve the immigrant German Catholic families in the Wichita area. Originally named St. Boniface Parish (for the missionary saint sent to convert German tribes in the 8th Century), the first church
was built on the northeast corner of Ohio and Second with $2,000 collected from the German parishioners.
In 1890, German-speaking Franciscan priests assumed care of St. Boniface Parish. Due to a booming parish population, construction commenced in 1902 on the current church at the southeast corner of Ohio and Second. The church was completed and dedicated to divine services on September 17, 1905, and the parish was renamed St. Anthony Parish, after a 13th Century Franciscan saint.A new parish school building was completed in 1915 where German was taught as a second language. That building is now the Vietnamese Activity Center. The school was closed by the Diocese in 1968, and the students were moved to a combined St. Anthony-Cathedral Grade School. That school also closed several years after the consolidation.
In 1988 due to a priest shortage, the Franciscan Order withdrew from all of the parishes in Kansas where they had been serving. Diocesan priests assumed care of St. Anthony Parish.
Also in 1988, St. Anthony Church was designated a Wichita Historic Landmark based on its importance in Wichita’s history, its original stained glass windows, and its architectural significance.
After 1975, Vietnamese immigrants fleeing the fall of South Vietnam and the subsequent Communist regime came to Wichita. Like the German immigrants 100 years before, they wished to have their own facility and services in their own language. In 1991, the area Vietnamese Catholic Community moved from St. Patrick Parish to St. Anthony Parish led by their priest, Fr. Hung Quoc Pham.
The following year, St. Anthony Parish was designated the only sanctioned location for the celebration of the Extraordinary Expression of the Mass in the Wichita Diocese, and the Latin Mass community took up residence in the parish. This made St. Anthony’s the most diverse parish in the Wichita Diocese.
In 1999, the parish embarked on a massive church Restoration, beginning with upgrading and modernization of church systems and building preservation. In 2005 the final, interior phase of the Restoration began. Based on an original black-and-white interior photograph, the 1905 artwork and exact stenciling was reproduced. The sublime artwork in the church was made possible by the efforts of Robert Elliott and his artistic staff of Art Effects, L.L.C., and by artist Karl-Heinz Meschbach who reproduced by hand the original murals above the front altars. Every single inch of the church was restored with new paint, carpet, and refinished woodwork. In keeping with the importance of the Vietnamese immigrants to the parish, two ceiling lunettes depicting two Vietnamese martyrs were added to the ceiling over the pews. And based on the value of the grays in the old photograph, the new colors in the church reproduced the original colors. The Restoration was completed and the church reopened for its First Mass on December 14, 2005.
In 2007, St. Anthony Church received two awards for its Restoration. The first was the Golden Medallion Award by the Kansas Preservation Alliance for Exemplary Accomplishment in Historic Preservation. The second was the Special Project Award by the Arts Council of Wichita/Sedgwick County, Kansas.
In 2012, the parish celebrated its 125th anniversary.
In 2015, beloved pastor Rev. Hung Pham, who had led the parish for 20 years, was reassigned to a different parish by the Diocese. The new pastor, Rev. Benjamin Nhat Nguyen, had been ordained in 2005 and was a priest-son of the parish. Under the new, young pastor, St. Anthony’s entered a new chapter in its history.
In 2019, the Diocese moved the Latin Mass community to St. Joseph Parish.
Giao xứ St. Anthony được thành lập vào năm 1886 để phục vụ một số gia đình người Đức tới định cư tại Wichita. Giáo xứ đầu tiên có tên là giáo xứ Thánh Boniface ( vị thánh truyền giáo được gửi tới một bộ lạc người Đức vào thế kỷ thứ 8). Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây cất trên miếng đất ngay góc đường Ohio và đường Số Hai về hướng đông bắc với số tiền 2,000 đôla do giáo dân tiên khởi người Đức đóng góp.
Năm 1890, Các linh mục dòng Phanxicô gốc Đức được gửi đến trông coi giáo xứ St. Boniface.
Vì số giáo dân ngày một đông, chương trình xây ngôi nhà thờ hiện nay được khởi công vào năm 1902 ngay hướng đông nam góc đường Ohio và đường Số Hai. Nhà thờ được hoàn tất và được thánh hiến ngày 17 tháng 9 năm 1905 và được đổi tên thành giáo xứ St. Anthony, một vị thánh dòng Phanxico ở thế kỷ 13.
Một ngôi trường học mới được xây xong vào năm 1915 để dạy tiếng Đức như là ngôn ngữ thứ hai. Ngôi trường này hiện nay là Trung Tâm Sinh Hoạt của người Việt Nam. Năm 1968, Địa phận quyết định đóng trường học này và chuyển số học sinh về học chung với học sinh trường học của Nhà Thờ Chính Tòa. Trường tổng hợp này cũng bị đóng cửa mấy năm sau đó.
Năm 1988, vì thiếu linh mục, Dòng Phanxicô quyết định rút toàn bộ các cha đang phục vụ tại các giáo xứ ở Kansas về lại nhà dòng. Vì vậy, các linh mục phục vụ nhà thờ chính tòa kiêm luôn phục vụ giáo xứ St. Anthony.
Năm 1988, Hội Đồng Thành phố Wichita chấp thuận nhà thờ St. Anthony là một di tích lịch sử của thành phố dựa trên lịch sử, các cửa số kính màu nguyên thủy, cung thánh và các tượng ảnh cũng như lối kiến trúc tuyệt vời.
Sau năm 1975, khi Miền Nam rơi vào tay chế độ Cộng Sản, người Việt Nam chạy về tị nạn tại Wichita. Cũng như di dân người Đức 100 năm trước, người Việt tị nạn cũng ao ước có được một cơ sở để sinh hoạt với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Vào năm 1991, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Wichita dời từ giáo xứ St. Patrick về giáo xứ St. Anthony với cha quản nhiệm Phạm Quốc Hùng.
Vào năm sau, giáo xứ St. Anthony được chỉ định là nơi duy nhất được làm lễ tiếng La Tinh truyền thống trong toàn Địa phận, và Cộng Đoàn Lễ La Tinh có mặt trong giáo xứ St. Anthony kể từ ngày đó. Sự việc này tạo ra cho giáo xứ St. Anthony thành một giáo xứ đa dạng nhất trong Địa phận Wichita.
Năm 1999, giáo xứ khởi công Chương Trình Đại Tu nhà thờ, bắt đầu làm mới lại hệ thống máy lạnh, máy sưởi, âm thanh và thực hiện việc bảo tồn tranh ảnh bên trong nhà thờ. Vào năm 2005, bắt đầu thực hiện gian đoạn cuối chương trình Phục Hồi nội thất. Dựa vào hình ảnh đen trắng được chụp từ năm 1905, các nghệ nhân đã tỉ mỉ phục hồi lại hình ảnh nguyên thủy, trong đó có sự đóng góp đáng kể của họa sĩ Robert Elliott và các thành viên trong công ty Art Effects của ông ta. Ngoài ra cũng phải kể đến sự đóng góp của họa sĩ Karl-Heinz Meschbach đã dùng bàn tay khéo léo để phục hồi lại các hình ảnh trên vòm cung thánh. Mỗi một tấc trong nhà thờ đều được phục hồi với nước sơn mới và thảm mới, cũng như đánh bóng lại bàn ghế và các chạm trổ bằng gỗ. Ngoài ra, để đánh dấu sự hiện hữu quan trọng của dòng người di dân mới từ Việt Nam, hai khung hình của hai Thánh Tử Dạo Việt Nam được vẽ thêm vào trên trần nhà thờ, ngay trên đầu các dãy ghế ngồi. Và dựa vào giá trị màu xám được sử dụng trong các hình chụp, màu sắc mới cũng đã được phục hồi lại màu nguyên thủy. Chương trình Đại Tu đã hoàn tất và thánh lễ đầu tiên được cử hành vào ngày 14 tháng 12 năm 2005.
Năm 2007, giáo xứ St Anthony được vinh dự nhận được Huy Chương Vàng về thành quả bảo tồn di tích lịch sử của Hiệp Hội Bảo Vệ Di Tích Lịch Sử Kansas. Cũng trong năm 2007, giáo xứ còn nhận thêm được giải thưởng của Sở Mỹ Thuật Wichita/Sedgwich County về Chương Trình Đặc Biệt Trùng Tu.
Năm 2012, giáo xứ tổ chức mừng Kỷ Niệm 125 năm.
Năm 2015, Cha Phạm Quốc Hùng, vị chánh xứ kính yêu của giáo xứ được Đức Cha Carl Kemme, bài sai đi phục vụ một giáo xứ mới, sau 20 năm phục vụ giáo xứ St. Anthony. Cha chánh xứ mới là linh mục Benjamin Nguyễn Minh Nhật. Ngài là con của giáo xứ, được thụ phong linh mục năm 2005. Giáo xứ bước vào trang sử mới với một cha xứ mới, trẻ trung.
Năm 2019, Địa phận chuyển cộng đoàn Lễ La Tinh sang Giáo xứ St. Joseph.
HISTORY OF VIETNAMESE CATHOLIC COMMUNITY IN WICHITA
April 30th 1975 marked the darkest day in Vietnamese history. It was the date that the Communist regime dominated South Vietnam and also the day marking the first wave of Vietnamese refugees fleeing to America.
As of 2019, the population of Vietnamese immigrants in the U.S. has grown up to more than 2 million. In 1975, the number of Vietnamese refugees settled in the city of Wichita, Kansas, was roughly 250 people, and out of those, only about ten families were Catholic. In 2019, the Vietnamese population in Wichita has reached over 10,000 people, including approximately 3,000 Catholics.
In the early years, the number of Vietnamese Catholics was relatively small and there was no Vietnamese priests available either. On Easter of 1976, Father Phan Duc Dau was the first priest to be invited to help the Community. Hence, bishop asked him to celebrate Sunday masses once a month for the Vietnamese Catholics. In 1977, the First Holy Communion classes and the Choir were created. In 1980, Father Dau departed so the dicosese requested help from the Congregation of the Mother Co-Redemptrix (CMC), again only once a month. The bishop approved all Community activities at the time to take place at Our Lady of Perpetual Help parish.
On Easter of 1985, bishop asked Father Nguyen Huy Tuong, who recently came to America from the refugee camp, to come here to help the Community during Lent season. Then on June 13, 1985, he was appointed by the Bishop as chairman of the Vietnamese Community. Since then, the Community was moved to St. Patrick with weekly Sunday mass in Vietnamese. This is the time when Community activities began to stabilize and organizational structure started to be more consolidated. As the result, ten subdivisions were created based on their zip codes.
As the Community activities began to thrive, in the beginning of fall 1988, Father Nguyen Huy Tuong was re-assigned to assist another Vietnamese Community in Dallas, Texas. His departure left the Community in need of new leadership. Fortunately, on Easter of 1989, under the loving providence of God, Father Pham Quoc Hung, a former seminarians of the Pontifical Academy before 1975 in Dalat, Vietnam was the first Vietnamese to be ordained in Wichita diocese. As a new priest, he was assigned to be an assistant priest at St. Patrick as well as chairman of the Vietnamese Community.
Under his leadership, the Community activities flourished with time. As those activities thrived and increased, the Vietnamese and American communities found themselves vying for the same limited space. In the summer of 1991, in despite of all difficulties, the bishop decided to move the Vietnamese Community to St. Anthony, a parish with a low number of parishioners and with a vacant facility. After taking over, all parishioners excitedly contribute times and treasures to transform a long-time vacant school into a beautiful “Activity Center”.
In 1993, the empty house opposite to the Activity center was remodeled to be used as a rectory.
Unfortunately, in the summer of 2015, Father Hung was re-assigned to another parish after more than 26 years of service to the Community. The departure of a pastor who have worked hard for many years left the parishioners in distraught, especially for the Vietnamese. However, the sadness along with anxiety has lifted when knowing Father Benjamin Nguyen Minh Nhat, a child who comes from the parish community was assigned to be the next pastor. Thus, the Community activities to stepped into a new chapter under the new leadership of Father Benjamin.
For the past 44 years in Wichita , the Vietnamese Community has contributed the Church a total of eight priests: Fr.Pham Quoc Hung (1989), Fr. The Binh Quach (1991), Fr. Nguyen Hung Cuong (1999), Fr. Dinh Viet Thu (1999, Salesian of Don Bosco), Fr. Nguyen The Hien (2000), Fr. Nguyen Minh Nhat (2005), Fr. Do Thanh Cao (2009, CMC), Fr. Vu Van Tap (2010, Dominican) and Fr. Tran Vinh Khoi (2013). In addition, the Community also contributed fours Dominican sisters: Sr.Ta Thi Thu Hang (2002), Sr. Nguyen Thanh Thuy (2004), Sr. Vu T.M. Cuc (2009) and Sr. Dang K. Tuyet (2014).
LỊCH SỬ CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI WICHITA
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu một ngày đen tối nhất lịch sử Việt Nam. Đó là ngày chế độ Cộng sản thống trị miền đất tự do miền Nam Việt Nam và cũng là ngày đánh dấu làn sóng tị nạn đầu tiên sang Mỹ. Tính đến năm 2019, số người tị nạn Việt Nam đang định cư tại Mỹ đã lên trên 2 triệu người. Vào năm 1975, số người Việt tị nạn tới định cư tại thành phố Wichita, Kansas, chỉ có khoảng 250 người, trong số ngày có khoảng 10 gia đình Công giáo. Cho đến năm 2019, số người Việt Nam định cư tại Wichita đã lên tới trên 10,000 người, bao gồm khoảng 3,000 giáo dân Công giáo. Những năm đầu, số giáo dân tương đối ít và không có linh mục Việt Nam. Vào mùa Phục Sinh năm 1976, cha Phan Đức Đẩu là linh mục Việt Nam đầu tiên được mời về giúp Cộng Đoàn. Sau đó Đức Giám Mục địa phận đã mời ngài về làm lễ Chúa Nhật cho giáo dân Việt Nam mỗi tháng một lần. Năm 1977, lớp Rước Lễ Lần Đầu và Ca Đoàn được thành lập. Năm 1980, cha Đẩu đi xa, nên địa phận đã mời các cha Dòng Đồng Công về giúp Cộng Đoàn, cũng chỉ có mỗi tháng một lần. Tất cả sinh hoạt của Cộng Đoàn lúc bấy giờ được Đức Cha cho về tạm trú tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Vào Mùa Phục Sinh năm 1985, nhân cơ hội cha Nguyễn Huy Tưởng vừa mới từ trại tị nạn qua định cư tại Mỹ, Đức giám mục địa phận đã mời ngài về Wichita giúp Cộng Đoàn Mùa Chay Thánh. Sau đó, ngày 13 tháng 6 năm 1985, ngài được Đức Cha bổ nhiệm làm linh mục Quản Nhiệm Cộng Đoàn. Cũng kể từ ngày đó, Sinh hoạt Cộng Đoàn được dời về giáo xứ St. Patrick với lễ Chúa Nhật hằng tuần bằng tiếng Việt. Đây là thời điểm sinh hoạt Cộng Đoàn bắt đầu ổn định và cơ cấu tổ chức cũng bắt đầu được kiện toàn hơn. Các Giáo Khu bắt đầu hình thành với 10 Giáo Khu dựa trên số Zip Code trong thành phố. Trong khi Các sinh hoạt Cộng Đoàn bắt đầu phát triển mạnh mẽ, thì đầu mùa thu năm 1988, cha quản nhiệm Nguyễn Huy Tưởng rời Cộng Đoàn về phụ giúp một giáo xứ Việt Nam ở Dallas, Texas. Thế là Cộng Đoàn trở lại tình trạng thiếu chủ chăn. Nhưng vào mùa Phục Sinh năm 1989, dưới sự Quan Phòng thương yêu của Thiên Chúa, cha Phạm Quốc Hùng, một cựu chủng sinh Giáo Hoàng Học Viện ở Đà Lạt trước năm 1975, là người Việt Nam đầu tiên được thụ phong linh mục tại địa phận Wichita. Tân linh mục Phạm Quốc Hùng được bài sai về làm cha phó giáo xứ St. Patrick kiêm quản nhiệm Cộng Đoàn Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của cha Hùng, sinh hoạt Cộng Đoàn ngày mỗi khởi sắc. Sinh hoạt các Đoàn Thể càng gia tăng thì càng gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Vì vậy, bắt đầu có nhiều “va chạm” giữa hai cộng đoàn Việt-Mỹ trong giáo xứ St. Patrick. Vào mùa hè 1991, đang đứng trước những khó khăn đó thì Đức Giám Mục địa phận quyết định dời Cộng Đoàn Việt Nam về giáo xứ St. Anthony, một giáo xứ đang ở tình trạng ít giáo dân mà lại có cơ sở đang bỏ trống. Sau khi “tiếp thu” cơ sở này thì toàn thể giáo dân phấn khởi đóng góp công, của để biến đổi ngôi trường học bỏ trống nhiều năm thành một “Trung Tâm Sinh Hoạt” thật khang trang. Năm 1993, ngôi nhà trống nằm đối diện với Trung Tâm được sửa sang lại làm nhà xứ. Nhưng vào mùa hè năm 2015, cha xứ Phạm Quốc Hùng được bài sai về phụ trách một giáo xứ khác sau hơn 26 năm phục vụ trông nom Cộng Đoàn. Sự ra đi của vị chủ chăn đã gắn bó nhiều năm không khỏi gây niềm nuối tiếc với giáo dân giáo xứ, nhất là đối với giáo dân Cộng Đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, sự tiếc nuối kèm theo nỗi lo lắng đã vơi đi khi được biết cha Benjamin Nguyễn Minh Nhật, một người con xuất thân từ Cộng Đoàn giáo xứ đã được bổ nhiệm về trông coi giáo xứ và Cộng Đoàn. Thế là Sinh hoạt Cộng Đoàn lại bước sang một trang sử mới dưới sự lãnh đạo của cha Nhật. Nhìn lại 44 năm sinh hoạt trong giáo phận Wichita, Cộng Đoàn Việt Nam đã công hiến cho Giáo Hội được 8 linh mục: Phạm Quốc Hùng (1989), Quách Thế Bình (1991), Nguyễn Hùng Cường (1999), Đinh Viết Thục (1999, dòng Don Bosco), Nguyễn Thế Hiển (2000), Nguyễn Minh Nhật (2005), Đỗ Thanh Cao (2009, dòng Đồng Công), Vũ Văn Tập (2010, dòng Đa Minh) và Trần Vĩnh Khôi (2013). Ngoài ra, Cộng Đoàn còn cống hiến cho Giáo hội 4 sơ (soeur) dòng Đa Minh : Tạ Thị Thu Hằng (2002), Nguyễn Thanh Thủy (2004), Vũ T.M. Cúc (2009) và Đặng K. Tuyết (2014).Sinh hoạt giáo xứ năm 1897
Bản báo cáo sinh hoạt của giáo xứ St. Anthony trong năm 1897( từ 1 tháng 1 đến ngày 23 tháng 10) như sau:
1. Số giáo dân sinh hoạt hàng tuần:
(1) Số gia đình nói tiếng Anh (gốc Anh): 3
(2) Số gia đình người Đức: 70
(3) Di dân từ nước Bohemia (nói tiếng Đức): 1
2. Số gia đình người Đức ghi danh nhưng không sinh hoat: 11
3. Số giáo dân nhận ơn thánh (đi nhà thờ, xưng tội, rước lễ…) : Từ 320 tới 350 người.
(1) Số đám cưới: 5
(2) Số đám cưới lấy người khác tôn giáo: 2
(3) Rửa tội: 14
(4) Rửa tội người lớn: 2
(5) Rước lễ lần đầu: 13
(6) Rước lễ lần đầu người lớn: 2
(7) Đám ma: 3
(8) Trường học: Có. Số học sinh nam: 38. Số học sinh nữ: 49
(9) Số nữ tu Dòng Kính Máu Thánh Chúa: 2
(10) Nghĩa trang giáo xứ: Có.
(11) Tất cả cơ sở giáo xứ do Đức Giám Mục đứng tên.
(12) Số hội viên Hội Bàn Thờ (Hội các Bà Mẹ): 35
(13) Số hội viên Hội Tôn Vương: 220 (?)
(14) Số hội viên Hội (Các Ông): 23.
Phiếu đặt mua nến cho giáo xứ năm 1893:
Chi phí mua đèn nến cho giáo xứ năm 1893
(1) 42 pounds nến trắng (số lượng 45): $18.90
(2) 42 pounds nến trắng trên bàn thánh (số lượng 35): $14.70
(3) 36 pounds nến dài (số lượng 15)………………… $5.40
(4) 90 pounds nến loại 4 (số lượng 14)………………. $12.60
Tổng cộng…………………………….. $51.60
Discount 10%…………………………………. $5.16
Tổng số tiền phải trả:………………… $46.44
Vận chuyển: Công ty đường sắt West Shore
Số thùng: 6
Bill ngày 4 tháng 10 năm 1893 gửi cho cha A. Lingemam, Dòng Phanxicô, 250 Ohio Ave., Wichita, KS.
Công ty sản xuất đèn nến: Fckermann & Will, tiểu bang New York.